website statistics

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG SUẤT MÁY ĐÁ CHUẨN CHO NGƯỜI MỚI KHỞI NGHIỆP

Xu hướng kinh doanh đá viên ngày càng sôi động hơn bao giờ hết. Trước những thông tin truyền thông về việc làm giàu từ nghề sản xuất nước đá với thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu mỗi tháng đã khiến cho nhiều người “thèm khát”, muốn lựa chọn ngành này để khởi nghiệp. Nhưng thành công không phải đến với tất cả mọi người. Bởi khi có rất nhiều người đều lựa chọn đầu tư vào ngành này thì để đạt thành công bạn phải cố gắng gấp đôi, thậm chí là gấp mười lần so với những người khác. Để không phải trở thành người thất bại, bạn cần phải hiểu rõ về ngành nghề mình lựa chọn, phải biết được mình cần làm gì, và những gì có thể xảy ra. Việc tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước, của các chuyên gia luôn là cần thiết để bạn vững bước tương lai. 

Những việc cần phải làm khi muốn khởi nghiệp từ sản xuất nước đá

Sản xuất nước đá để phục vụ nhu cầu giải khát, bảo quản thực phẩm…tại Việt Nam đang là một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu nhập “khủng” hiện nay. Đặc biệt vào những ngày hè khi có nhiệt độ nóng trên 40 độ C, lượng tiêu thụ nước đá sạch, tinh khiết tăng vọt. Hiện tượng “cháy đá” diễn ra ở hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh nước đá. Điều đó đã khiến cho nhiều người háo hức, muốn nhanh chóng đầu tư lắp đặt máy làm đá viên để tham ra ngay vào thị trường này. Tuy nhiên, đừng vội vàng mà bỏ qua các bước dưới đây nhé!

1. Điều tra nhu cầu thị trường

Khi bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực gì không riêng lĩnh vực sản xuất nước đá sạch, việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm đó chính là nghiên cứu thị trường. Bởi khi bạn hiểu rõ được thị trường bạn đang hướng tới, bạn sẽ có những hướng đi đúng đắn, những kế hoạch kinh doanh cụ thể chính xác để dễ dàng xâm nhập và chinh phục thị trường đá viên.Bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Nơi bạn định mở cơ sở sản xuất nước đá đã có đơn vị nào mở chưa? Lượng tiêu thụ khoảng bao nhiêu tấn nước đá mỗi tháng? Người tiêu dùng ở khu vực bạn định đầu tư sử dụng loại đá viên hay đá cây? Đối tượng sử dụng nước đá là những ai ví dụ như là quán cà phê, quán bia, các quán trà đá, người dân….Những điều này là rất cần thiết và đừng bỏ qua nếu bạn không muốn là người thất bại. Bởi khi tìm hiểu và phân tích kỹ, trả lời đầy đủ những câu hỏi trên bạn mới có thể biết được mình nên lựa chọn mua máy làm đá nào, công suất bao nhiêu cho phù hợp. 

2. Chọn vị trí mở xưởng sản xuất

Muốn làm giàu từ sản xuất nước đá, thì việc chọn vị trí mở xưởng sản xuất là rất quan trọng. Bởi vì điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc thành bại của bạn sau này. Bạn nên chọn mở xưởng sản xuất ở gần vị trí các quán cà phê, quán bia, khu vực đông dân cư… khu vực có nhu cầu sử dụng nước đá sạch cao. Từ đó bạn dễ dàng tiếp cận được khách hàng hơn

3. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh

Đây là việc cần thiết để bạn có đầy đủ tư cách pháp nhân khi tham gia vào lĩnh vực này.
Bạn cần có: Giấy đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng kinh doanh
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư

Để khởi nghiệp thì cần phải có vốn. Và nguồn vốn đầu tư này sẽ cần phải tính toán chi tiết, cẩn thận. Vốn đầu tư sẽ tính bằng các khoản chi phí mà bạn cần phải bỏ ra như chi phí đầu tư ban đầu về thủ tục giấy tờ, chi phí mua trang thiết bị, chi phí đào tạo, trả lương nhân viên, chi phí tem nhãn, chi phí thuê mặt bằng, chi phí tiền điện, chi phí nước, 

4.1. Chi phí thủ tục giấy tờ 

Chi phí đăng ký kinh doanh khoảng 1-2 triệu đồng

Nộp thuế môn bài: 2 triệu đồng/năm

Chi phí liên quan đến giấy an toàn vệ sinh thực phẩm: khoảng 1 triệu đồng

Chi phí lắp đặt hệ thống đường điện 3 pha để sản xuất: khoảng 10 triệu đồng

Tổng chi phí hoàn thiện thủ tục giấy tờ khoảng 20 triệu đồng( có thể có thêm các chi phí phát sinh khác).

4.2. Chi phí mua máy làm đá viên, kho lạnh

Khoản chi phí này tùy thuộc vào công suất máy đá bạn chọn lựa cũng như loại máy bạn muốn sử dụng là hàng mới 100%  hay hàng đã qua sử dụng. Nếu mua hàng mới 100% thì giá sẽ khá cao. Nhưng đổi lại là bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, không lo phải sửa chữa. Còn nếu mua máy đá cũ đã qua sử dụng thì giá chỉ bằng từ 40-60% giá máy mới. Nhưng rủi ro khi sử dụng máy cũ khá lớn, có thể phải tốn chi phí sửa chữa nhiều.

4.3. Chi phí đào tạo, trả lương nhân viên

Để mở cơ sở sản xuất thì bạn phải có nhân. Và việc đào tạo nhân viên cũng tốn không nhiều chi phí. Lương nhân viên thì tùy thuộc vào lượng công việc bạn giao, cũng như mức thu nhập tại khu vực bạn mở cơ sở. Thông thường thì lương nhân công 1 ngày 8 tiếng hiện nay khoảng 200-300 nghìn đồng

4.4. Chi phí xe vận chuyển đá viên

Bạn cần phải đầu tư phương tiện để vận chuyển đá, giao đá đến nơi tiêu thụ. Có thể sử dụng xe máy, xe ba gác 

4.5. Chi phí tem, nhãn, bao bì đựng nước đá

Hiện nay, nước đá sạch thường được đựng trong các bao bì bằng ni lông 5kg hoặc bao tải. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Lượng bao bì đựng cần khá nhiều với chi phí khoảng từ  300 đến 1000 đồng/1 chiếc. Bao bì đựng đá sẽ góp phần truyền tải thông điệp và thu hút khách hàng. Vì vậy, bạn cần thiết kế tem nhãn ấn tượng, thu hút khách và phải chứa đầy đủ thông tin về cơ sở sản xuất của bạn để khách hàng nhớ đến bạn.

4.6. Chi phí điện hàng tháng

Chi phí điện hàng tháng của máy làm đá viên khá tốn kém. Tùy thuộc vào máy đá bạn sử dụng là dòng máy dân dụng hay công nghiệp. Dòng máy đá mới hay máy đá cũ. 

4.7. Chi phí mua hệ thống lọc nước cung cấp cho máy đá

Hiện nay, thường các cơ sở sản xuất nước đá sạch đều sử dụng nguồn nước giếng khoan sau đó sử dụng hệ thống lọc nước sạch để cung cấp nguồn nước sạch cho máy làm đá để sản xuất ra nước đá sạch, tinh khiết. Vì vậy, sẽ không phải tốn kém tiền mua nước sạch. Giá của các hệ thống lọc này tùy thuộc vào công suất. Chi phí đầu tư khoảng vài chục triệu đồng.

Khởi nghiệp từ sản xuất nước đá nên chọn mua máy đá công suất nào?

Nếu bạn mới đầu tư mở cơ sở sản xuất nước đá thì không nên vội vàng đầu tư mua máy làm đá công suất quá lớn. Bởi điều này sẽ dẫn tới gánh nặng cho nguồn chi phí đầu tư ban đầu. Nhưng nếu đầu tư công suất quá nhỏ thì sẽ có thể sẽ phải nâng công suất sau một thời gian ngắn sử dụng. Thông thường, với khách hàng khởi nghiệp từ sản xuất nước đá thì nên đầu tư mua máy đá công suất từ 3 đến 5 tấn một ngày. Đây là công suất hợp lý và chi phí đầu tư mua máy cũng không quá lớn, phù hợp với nhiều khách hàng. Công suất 3 tấn đến 5 tấn tại Việt An có dòng máy đá viên inox xuất khẩu mới 100% model IVA3T, IVA4T, IVA5T để khách hàng có thể lựa chọn.

Để được tư vấn rõ hơn khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Việt An qua hotline: 0949 414141 – 0943 414141 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.