website statistics

NƯỚC NGẦM LÀ GÌ? Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM VÀ CÁCH XỬ LÝ

Giếng đào, giếng khoan là nguồn nước khai thác được từ các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất. Song vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, nguồn nước ngọt tự nhiên này đang dần ô nhiễm trầm trọng. Cần mau chóng tìm ra cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm hiệu quả.

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là một dạng nước được phân bổ dưới bề mặt đất và nó được tích trữ trong các không gian rỗng của đất, cũng như trong những khe nứt của các lớp đất đá trầm tích có sự liên thông với nhau. Do đó, nước ngầm còn có thể gọi là một dạng nước dưới đất.

Cơ chế hình thành nước ngầm là: Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, hơi nước từ ao hồ, sông suối, biển… sẽ bốc hơi và ngưng tụ. Khi điều kiện áp suất thay đổi, hạt mưa rơi xuống tạo thành mưa. Một phần nước mưa đổ ra sông biển, một phần bốc hơi và một phần thấm sâu vào lòng đất, xuyên qua các lớp đất đá đến các lớp trầm tích. Nhờ đó mà nước ngầm được hình thành.

Theo thời gian, các mạch nước ngầm sẽ chảy ra ngoài. Dù vậy, nhiệt độ và các thành phần hóa học có trong nước ngầm vẫn ít khi bị biến đổi. Đặc biệt, nước ngầm thường trong và chứa ít các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại hơn các nguồn nước khác. Nhưng những năm gần đây, điều này không thực sự chính xác, do nguồn nước ngầm đang bị “tấn công” nghiêm trọng.

Nước ngầm có sạch không? Ở một số nơi, nhiều người vẫn dùng nước mưa hoặc nước giếng khoan. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất, thuốc trừ sâu, phân bón thường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Vì thế, bạn nên chuyển đổi qua dùng nước ngầm để cải thiện sức khỏe gia đình. Để có nguồn nước ngầm sạch, cần loại bỏ những tạp chất có hại trong nước, bạn hãy sử dụng một số cách như: Đun sôi, sử dụng máy lọc nước gia đình…

Tầm quan trọng mạch nước ngầm

Tầng nước nằm dưới bề mặt Trái Đất đóng vai trò rất quan trọng với đời sống sinh hoạt của con người:

  • Cung cấp nước uống cho con người
  • Dùng trong kinh doanh sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình 
  • Nước tưới tiêu cho nông nghiệp
  • Sông suối, ao hồ và đại dương…

Trong hoạt động thường ngày, cụ thể đây là nguồn cung cấp:

  • Phân phối nước cho các công ty nước sạch để phục vụ nhu cầu của người dân
  • Những người sống tại nơi thiếu nước, không có hệ thống phân phối nước rất cần đến mạch nước ngầm

Làm thế nào để tìm mạch nước ngầm?

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, chúng ta không cần dùng phương pháp thủ công để bắt mạch nước ngầm mà thay vào đó là dùng máy dò. Thiết bị này giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra mạch nước ngầm trong khu vực gia đình.

  • Máy dò nước ngầm giúp xác định được chính xác độ sâu và chiều rộng của mạch nước, từ đó có thể xác định đó là tầng chứa nước, lỗ hổng hay dòng nước chảy ngầm.
  • Kiểm tra được lưu lượng nước nhiều hay ít và hoạch định được chi phí vật tư khoang giếng
  • Máy có thể dò tìm ở độ sâu 200m

Với những tính năng vượt bậc ấy, mỗi khi bạn muốn tìm mạch nước ngầm thì hãy tận dụng máy dò để tiết kiệm thời gian và cho hiệu quả cao nhé.

Vì sao nước ngầm bị ô nhiễm?

Dù tỷ lệ sử dụng nước ngầm cho tưới tiêu và ăn uống chiếm đến 38% trên toàn thế giới. Nhưng như đã nói, với tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa nhanh và mạnh, ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng rác/ nước thải công nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Các thành phần ô nhiễm trong nước/rác thải dần ngấm vào lòng đất; khiến cho mạch nước ngầm bị ô nhiễm theo.

Ngoài ra, việc lạm dụng quá mức các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… trong nông nghiệp; quá trình xử lý nước/rác thải không đúng quy trình; các hoạt động khai thác khoáng sản, nước ngầm trong lòng đất… cùng ý thức kém của con người trong việc phân loại và xử lý chất thải. Đang dần khiến cho tính chất nước ngầm bị ô nhiễm phức tạp hơn.

Kết quả việc quan trắc từ Tổng cục Môi trường cho biết, nước ngầm hiện tại chứa hàm lượng các kim loại nặng vượt ngưỡng an toàn với người sử dụng. Khi phân tích, phát hiện trong nước giếng khoan, giếng đào chứa nhiều sắt, mangan, chì, thủy ngân và thậm chí là asen – nguyên nhân chính làm tổn hại cơ quan thần kinh.

Việt An – Chia sẻ cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm

Theo số liệu thống kê từ một trang báo uy tín, tại Việt Nam mỗi năm có đến hơn 9000 ca tử vong và hơn 200.000 bệnh nhân mắc ung thư do thường xuyên sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Để giảm thiểu con số này, mọi người nhất định cần tìm hiểu và thực hiện các cách xử lý nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm dùng cho sinh hoạt

Từ trước đến nay mọi người vẫn có thói quen xây bể lọc nước giếng khoan để xử lý nước. Cũng dễ hiểu khi việc xây bể lọc chẳng những không tốn quá nhiều chi phí; cách thực hiện đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả lọc nước ở mức tương đối.

Kết cấu bể lọc nước gồm có 3 ngăn: ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa. Nếu bể lắng được thiết kế thêm giàn phun mưa để giảm hàm lượng phèn có trong nước. Thì ngăn lọc được chứa rất nhiều vật liệu lọc: sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính và cát mangan. Các vật liệu lọc này khi kết hợp lại có tác dụng khử phèn, lọc cặn bẩn, tạp chất và khử màu, khử mùi hiệu quả. Phù hợp để lọc nước dùng cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu cây trồng (nếu công suất bể lọc lớn).

Ngày nay, thay vì xây bể lọc nước giếng khoan bị ô nhiễm khá tốn diện tích. Các gia đình có xu hướng sử dụng các cột lọc nước sinh hoạt. Vừa có thiết kế nhỏ gọn, các vật liệu lọc được tích hợp hết trong một hệ thống (1-3 cột lọc tùy biến) mà hiệu quả lọc nước sinh hoạt cũng cao lên đáng kể. Đặc biệt, với thiết bị này, việc xả rửa thay thế vật liệu lọc định kỳ cũng như việc vận hành cũng đơn giản hơn gấp nhiều lần so với bể lọc nước thông thường.

Cách xử lý nước ngầm bị ô nhiễm dùng để uống trực tiếp, dùng cho kinh doanh

Phương pháp xử lý nước ngầm trên chỉ đáp ứng được nhu cầu lọc nước sinh hoạt. Do không thể loại bỏ được các hợp chất hữu cơ hòa tan, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại có trong nước. Cần áp dụng các dây chuyền lọc nước công nghiệp công nghệ lọc nước tiên tiến để xử lý nước triệt để.

Ngày nay, trên thị trường rất đa dạng sản phẩm lọc nước tích hợp nhiều công nghệ khác nhau. Có thể kể đến như Nano, UF và RO. Tuy nhiên, nếu máy lọc nước Nano và máy lọc nước UF khá kén chọn nguồn nước đầu vào. Nghĩa là máy chỉ có khả năng lọc sạch nguồn nước có chỉ số ô nhiễm thấp. Thì máy lọc nước RO lại có khả năng loại bỏ đến 99,95% các thành phần ô nhiễm có trong nước. Kể cả các thành phần “cứng đầu” nhất như kim loại nặng và vi khuẩn. Do đó, máy lọc nước RO được đông đảo người dùng ưa chuộng.

So sánh nước ngầm và nước tự nhiên

Chỉ tiêuNước ngầmNước mặt
Nhiệt độỔn định – Mạch nước ngầm ở sâu dưới lòng đất vì thế ít chịu tác động của sự thay đổi không khí trên mặt đấtNhiệt độ của nước mặt chịu nhiều tác động của sự thay đổi không khí nên nó cũng thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ lửngChiếm tỉ lệ thấp, hầu như không cóRất cao, thay đổi theo mùa
Một só khoáng chất hòa tan trong nước như canxi, magieThay đổi ít và chứa nhiều khoáng chấtThay đổi dựa vào chất lượng đất và lượng mưa
Hàm lượng Fe2+, Mn2+Thường xuyên có trong nướcCó ở nước sát đáy sông, hồ
Khí CO2 hòa tanNồng độ caoKhông có
Khí O2 hòa tanKhông cóGần như bão hòa
Khí NH3Thường cóChỉ xuất hiện khi nguồn nước ô nhiễm
Khí H2SThường cóKhông có
Vi sinh vậtCó các vi sinh vật do sắt gâyHàm lượng dinh dưỡng cao nên vi sinh vật đa dạng hơn

Nước ngầm và nước tự nhiên là hai nguồn nước phổ biến trong sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng đầu nguồn đi xuống, cùng với sự xuống cấp của các nhà máy xử lý nước làm lượng nước kém chất lượng, sinh hoạt không ổn định và không đảm bảo để sử dụng.

Vì vậy, mỗi gia đình, cơ sở kinh doanh, nhà máy chế biến… nên đầu tư một dây chuyền lọc nước, để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn.

Việt An là một trong những thương hiệu đang dẫn đầu chất lượng nước sau lọc trên thị trường. Công ty cung cấp linh hoạt nhiều giải pháp lọc nước sinh hoạt và lọc nước kinh doanh cho các mô hình sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình, nước tinh khiết cho hệ thống máy làm đá viên… Khách hàng cần tư vấn hoặc có nhu cầu lắp đặt thiết bị, hệ thống lọc nước vui lòng liên hệ Việt An theo thông tin sau:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 10-N6 ngõ 40, đường Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 66 đường An Phú Đông 9, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh 
  • Địa chỉ Đà Nẵng: Số 50 Phan Khoang, Khu TĐC Phước Lý, Hòa An, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
  • Địa chỉ Buôn Ma Thuột: Số 87 Phan Huy Chú, P.Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột
  • Nhà máy cơ điện lạnh Việt An:  Thôn Phú Hữu, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0949414141 – 0943414141